Kênh đào Công ty Đông Ấn cai trị Ấn Độ

Công ty Đông Ấn lần đầu tiến hành xây dựng các công trình thủy lợi từ năm 1817. Khi đó họ chủ yếu mở rộng hoặc gia cố các công trình trước đó của Ấn Độ, các dự án này được giới hạn ở vùng đồng bằng phía bắc Delhi và các vùng đồng bằng ven sông của tỉnh Madras.[96] Một con đập nhỏ tại đồng bằng sông Kaveri thuộc miền nam Ấn Độ được xây dựng khoảng 1.500 năm trước và được gọi là Đại Anicut. Năm 1835–36, Arthur Cotton cho gia cố thành công con đập, và điều này thúc đẩy nhiều dự án thủy lợi trên sông. Xa hơn về phía bắc, một số đập được xây trên sông Tungabhadra vào thế kỷ 16; chúng cũng được mở rộng dưới thời người Anh cai trị.[cần dẫn nguồn]

Tại vùng đồng bằng phía trên Delhi, kênh đào Tây Jamna được xây dựng vào giữa thế kỷ 14, dài 150 mile (241 km), tưới tiêu cho vùng Hissar của Đông Punjab. Kênh đào Đông Jamna hay kênh đào Doab dài 129 mile (207 km), bắt nguồn từ bờ tả của Jamna. Đến thế kỷ 18, cả hai kênh đào đều rơi vào tình trạng hư hỏng và đóng cửa.[cần dẫn nguồn] Kênh đào Tây Jamna được các kỹ sư Lục quân Anh sửa chữa, và mở lại vào năm 1820. Kênh đào Doab được mở lại vào năm 1830. Chúng được cải tạo đáng kể khi bờ kè được nâng lên độ cao trung bình 9 ft trong khoảng 40 mile.[97]

Tranh màu nước (1863) có tiêu đề "Kênh sông Hằng, Roorkee, huyện Sahara (U.P.)". Kênh đào là sản phẩm trí tuệ của Proby Cautley; bắt đầu xây dựng vào năm 1840, và được Toàn quyền là Huân tước Dalhousie khánh thành vào tháng 4 năm 1854

Xa hơn về phía tây tại vùng Punjab, kênh đào Hasli dài 130 mile (209 km) được xây dựng từ trước đó.[96] Kênh đào lấy nước từ sông Ravi và cung cấp nước cho các thành phố LahoreAmritsar, được người Anh mở rộng thành kênh đào Bari Doab trong giai đoạn 1850–1857. Hơn nữa, vùng Punjab có nhiều hệ thống tưới tiêu thô sơ bằng các "kênh ngập nước". Chúng bao gồm các rãnh đào lộ thiên bên bờ sông và không có điều tiết, và được sử dụng tại cả Punjab và Sindh trong nhiều thế kỷ. Các thống đốc người SikhPathan của Mughal tại Tây Punjab cho tạo nhiều kênh đào như vậy ở Multan, Dera Ghazi KhanMuzaffargarh, chúng vẫn hoạt động hiệu quả vào thời điểm Anh thôn tính Punjab vào năm 1849–1856 (giai đoạn nắm quyền của Hầu tước Dalhousie).[cần dẫn nguồn]

Công trình mới đầu tiên của người Anh, tức không có nguồn gốc từ người Ấn Độ, là kênh sông Hằng (Ganges), được xây dựng từ năm 1842 đến năm 1854.[98] Đại tá John Russell Colvin khởi xướng kênh đào này vào năm 1836, kiến trúc sư của công trình là Proby Thomas Cautley ban đầu chùn bước trước ý tưởng đào kênh qua vùng đất thấp rộng lớn để dẫn nước đến vùng cao khô hạn. Công ty Đông Ấn phải chi trả 2.300.000 rupee để cứu trợ trong nạn đói Agra 1837–1838, sau đó ý tưởng về một kênh đào trở nên hấp dẫn hơn đối với Hội đồng quản trị của Công ty do cân nhắc về ngân sách.[cần dẫn nguồn] Năm 1839, Toàn quyền Ấn ĐộHuân tước Auckland cấp kinh phí cho Cautley để khảo sát đầy đủ vùng đất trên hướng đi dự kiến của kênh. Hơn nữa, do nạn đói nên Hội đồng quản trị mở rộng đáng kể phạm vi của kênh đào ra toàn bộ khu vực Doab.[99]

Bức ảnh (1860) về công trình đầu nguồn của kênh sông Hằng tại Haridwar do Samuel Bourne chụp

Tuy nhiên, sự nhiệt tình này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Toàn quyền kế nhiệm là Huân tước Ellenborough dường như ít hứng thú với các công trình công cộng quy mô lớn, và ngăn cản cấp nguồn vốn lớn cho dự án trong suốt nhiệm kỳ của ông.[100] Chỉ đến khi có Toàn quyền mới là Huân tước Hardinge vào năm 1844 thì dự án kênh đào sông Hằng mới lại có kinh phí. Ông quay trở lại Anh vào năm 1845 để hồi phục sức khỏe, chuyến đi này cho ông cơ hội nghiên cứu các công trình thủy lực đương đại tại Anh và Ý. Vào thời điểm ông trở lại Ấn Độ, còn có nhiều người ủng hộ kênh đào hơn.[101] Việc xây dựng kênh đào do Cautley giám sát lúc này được tiến hành mạnh mẽ. Huân tước Dalhousie chính thức khai trương kênh sông Hằng vào năm 1854, có tổng vốn đầu tư là 2,15 triệu bảng Anh. Kênh dài 350 mile (563 km), cùng 300 mile tuyến nhánh, trải dài từ đầu kênh tại Hardwar, chia thành hai nhánh tại Nanau gần Aligarh, nhánh phụ hợp lưu với sông Hằng tại Cawnpore (nay là Kanpur) và nhánh chính hợp lưu với sông Jumna (nay là Yamuna) tại Etawah.[cần dẫn nguồn] Theo nhà sử học Ian Stone:

Đây là kênh đào lớn nhất từng được xây dựng trên thế giới, có chiều dài gấp năm lần so với tất cả các tuyến thủy lợi chính của Lombard và Ai Cập cộng lại, và dài hơn một phần ba kênh tàu thủy lớn nhất của Hoa Kỳ là kênh đào Pennsylvania.[102]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công ty Đông Ấn cai trị Ấn Độ https://books.google.com/books?id=o9sCEAAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=52aicl9l7rwC&pg=... https://books.google.com/books?id=d_J5DwAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=8bqEzPPp8xIC&pg=... https://books.google.com/books?id=DJgnebGbAB8C&pg=... https://books.google.com/books?id=uzOmy2y0Zh4C&dq=... https://web.archive.org/web/20210501082716/https:/... https://web.archive.org/web/20191219213715/https:/... http://www.wolframalpha.com/entities/historical_ev... http://www.wdl.org/en/item/393/